Header Ads

ad728
  • Breaking News

    Tìm hiểu tính đa nhiệm của 2 hệ điều hành di động Android và iOS


    Tìm hiểu về hệ điều hành đa nhiệm trên Android và iOS


    Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc phát triển một hệ điều hành có nhiều tính năng, hỗ trợ kết hợp và phát huy hết tính năng của phần cứng là điều nhiều người mong đợi. Trong bài viết này chúng ta Blog Thao Phạm xin chia sẻ một số kiến thức đã tìm hiểu về hai hệ điều hành phổ biến trên các thiết bị di động, đó là hệ điều hành Android và iOS. Đây đều là những hệ điều hành đa nhiệm.


    Các hệ thống đa chương trình có chia sẻ thời gian được gọi là hệ thống đa nhiệm.

    1. Đa nhiệm trên iOS

    Tìm hiểu tính đa nhiệm của 2 hệ điều hành di động Android và iOS

    • Chúng ta đều biết, hệ điều hành iOS được sử dụng trên các thiết bị di động của Apple (iPhone, iPad). Những thiết bị này có phím Home, khi nhấn đúp sẽ hiển thị ra màn hình danh sách các ứng dụng đang chạy. Người dùng muốn chuyển sang ứng dụng nào chỉ cần nhấn vào ứng dụng đó, hoặc muốn tắt thì chỉ giữ biểu tượng bất kì một lúc lên dấu trong đó, nhấp vào đó thì ứng dụng sẽ được đóng lại. Nhiều người cho rằng đây là hình thức đa nhiệm của iOS, tiết kiệm pin thì nên tắt ứng dụng đang chạy bằng cách này.
    • Tuy nhiên, tìm hiểu rõ hơn thì cái gọi là đa nhiệm này không như mọi người nghĩ. Các ứng dụng hiện ở thanh quản lý tác vụ khi nhấn nút Home đó không phải là ứng dụng chạy nền mà chỉ là các ứng dụng chạy gần đây. Nền tảng hệ điều hành được kiểm soát chặt chẽ của Apple cho phép hãng thực hiện hạn chế tất cả các ứng dụng khi nhấn phím Home và quay về màn hình chủ.
    • Về cơ bản, iOS quy định 5 mức tình trạng cho một ứng dụng. mức độ thấp nhất đó là Not running, ứng dụng đã tắt hoặc chưa mở. Mức độ chưa kích hoạt Inactive, ứng dụng đang chạy nhưng không thực thi lệnh nào cả. Mức Active là mức độ ứng dụng đang chạy hoặc đang sử dụng trên màn hình.
    • Khi nhấn nút Home thì ứng dụng sẽ chuyển về trạng thái chạy nền, mức chạy nền là mức mà ứng dụng dù không hiển thị ở màn hình chính nhưng vẫn tiếp tục thực thi lệnh. Tuy nhiên các ứng dụng chạy nền sẽ ngay lập tức chuyển sang mức chờ (suspended). Mức này được lưu và bộ nhớ nhưng không sử dụng bất kì tài nguyên nào. Nếu thiết bị cần thêm bộ nhớ thì ứng dụng này sẽ được xóa khỏi bộ nhớ.

    2. Đa nhiệm trên Android
    Tìm hiểu tính đa nhiệm của 2 hệ điều hành di động Android và iOS

    • Kể từ hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich, Google đã thay đổi đáng kể cách quản lý đa nhiệm của mình bằng việc đưa ra danh sách ứng dụng đang chạy gần đây, người dùng chỉ việc tắt bằng cách xóa khỏi danh sách.
    • Thực tế các ứng dụng chạy gần đây chỉ đơn giản là danh sách liệt kê ứng dụng vừa chạy với hình ảnh thu nhỏ. Chúng đơn giản chỉ có mặt trong danh sách nhưng không có nghĩa là đang thực thi một lệnh nào cả. Khác với iOS, khi đưa quay về màn hình chính (Home) thì các ứng dụng đang chạy không lập tức chuyển về trạng thái chờ mà các tiến trình liên quan đến ứng dụng vẫn tiếp tục chạy nền, vẫn cho phép ứng dụng thực thi công việc của nó.
    • Do đó khi người dùng muốn quay lại ứng dụng họ đã thoát, tiến trình của ứng dụng đó sẽ được tải lại gần như tức thời. Lý tưởng thì một thiết bị Android không thể hết bộ nhớ và tất cả tiến trình của ứng dụng đang chạy có thể trú ngụ ở Ram vĩnh viễn. Trong những lần cập nhật mới nhất, Android đã đủ thông mình quản lý tác vụ đa nhiệm thay cho người dùng. Tuy nhiên, các nhà phát triển vẫn tạo ra ứng dụng thực thi mã lệnh khi chạy nền trên Android mà không bị chính hđh tắt mất. chẳng hạn như một số lệnh liên quan đến truyền dẫn thông tin dùng cho dịch vụ định vị hay đồng bộ luôn được phép chạy nền mà không bao giờ bị tắt. Đây là cơ chế đa nhiệm đặc trưng của thiết bị Android.

    Tóm lại hệ điều hành vẫn là người quản lý hầu hết các tác vụ đa nhiệm.



    Hãy ghé thăm vào Blog Thao Phạm để có thể biết thêm nhiều kiến thức công nghệ, tìm hiểu và download miễn phí những phần mềm hữu dụng.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728